Béo phì là tình trạng cơ thể dư thừa quá nhiều mỡ, nguyên nhân dẫn đến nhưng căn bệnh nguy hiểm. Nguyên nhân phổ biến và cách giảm béo phì
Béo phì là một căn bệnh phức tạp liên quan đến lượng mỡ trong cơ thể dư thừa quá nhiều. Béo phì không chỉ gây ra các vấn đề liên quan đến tính thẩm mỹ, mà nó còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao và những vấn đề sức khỏe khác. Hãy cùng changneo tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh béo phì và tìm cách khắc phục ngay nhé!
Béo phì là gì?
Béo phì là tình trạng mỡ tích tụ trong cơ thể quá nhiều và bất thường một cách cục bộ trên toàn bộ cơ thể. Khi đánh giá béo phì, không chỉ quan tâm đến cân nặng mà chúng ta cần quan tâm đến tỷ lệ mỡ có trong cơ thể.
Có nhiều lý do tại sao nhiều người lại gặp khó khăn trong việc giảm cân đến thế. Thông thường, béo phì có thể là kết quả của các yếu tố di truyền, sinh lý và môi trường kết hợp với chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và lựa chọn tập thể dục.
béo phì là gì
Béo phì được phân loại theo sự phân bố mỡ hoặc phân loại theo độ tuổi. Cụ thể, phân loại theo độ tuổi:
Béo phì bắt đầu ở tuổi trưởng thành
Béo phì ở tuổi thiếu niên
Và phân loại theo sự phân bố mỡ:
Ở nam: mỡ tập trung chủ yếu ở gáy, cổ, mặt, vai, cánh tay, ngực, bụng trên rốn.
Ở nữ: mỡ tập trung chủ yếu ở đùi, mông, cẳng chân.
Béo phì hỗn hợp: mỡ phân bố đồng đều trên khắp cơ thể.
Đánh giá mức độ béo phì dựa trên chỉ số BMI
Vậy làm thế nào để đánh giá được cơ thể chúng ta đang bị thừa cân hay béo phì? Một điều rất là đơn giản và dựa vào khoa học là tính chỉ số BMI - chỉ số khối cơ thể ( Body Mass Index ) dựa trên cân nặng và chiều cao.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) thường được sử dụng để chẩn đoán béo phì. Để tính chỉ số BMI , hãy nhân cân nặng tính bằng pound với 703, chia cho chiều cao tính bằng inch rồi chia lại cho chiều cao tính bằng inch. Hoặc chia cân nặng tính bằng kilôgam cho bình phương chiều cao tính bằng mét.
BMI = trọng lượng (kg) ÷ (chiều cao x chiều cao)(m).
Dựa vào chỉ số BMI để đánh giá mức độ béo phì theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là:
Dưới 18,5 Thiếu cân
18,5-24,9 Bình thường
25,0-29,9 Thừa cân
30.0 trở lên Béo phì
béo phì
Ở người Châu Á chỉ số BMI từ 23 trở lên có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe.
Đối với nhiều người, BMI cung cấp ước tính hợp lý về lượng mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên chỉ số này không trực tiếp đo lường lượng mỡ trong cơ thể, chính vì vậy ở một số người sẽ có trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn như vận động viên họ có chỉ số BMI ở mức béo phì nhưng thực tế họ chẳng có lượng mỡ dư thừa nào trong cơ thể.
Nhiều bác sĩ còn đo thêm chỉ số vòng eo của một người để đưa ra hướng điều trị tốt hơn. Các vấn đề sức khỏe có liên quan đến cân nặng phổ biến ở những người có vòng eo trên 102 cm ( ở nam) và trên 89cm (ở nữ).
Nguyên nhân dẫn đến béo phì
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến béo phì trong cuộc sống, một số nguyên nhân phổ biến như:
1. Béo phì do ăn uống chưa đúng cách
Chế độ ăn uống được coi là yếu tố chính tác động rất nhiều đến cân nặng cũng như sức khỏe của một người, có thể gây nên chứng béo phì. Những người có chế độ ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường hoặc muối, các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn hoặc những loại đồ uống có gas dẫn tới thừa năng lượng tích tụ lâu dần sẽ dẫn đến béo phì.
2. Béo phì do căng thẳng
Bạn có biết rằng lo âu, căng thẳng cũng có thể dẫn tới béo phì. Cụ thể, khi chúng ta bị căng thẳng lo âu, cơ thể của chúng ta sẽ tạo ra các peptit. Và các hợp chất này sẽ thúc đẩy hình thành nên các khối mỡ, nhất là mỡ ở vùng bụng.
3. Béo phì do ăn thực phẩm chứa nhiều gluten
Gluten gây ra béo phì và cũng chính là nguyên nhân tác động đến các vấn đề về sức khỏe. Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh bị mất cân bằng nội tiết tố, nội tiết tố bị suy giảm dễ gặp phải tình trạng béo phì. Gluten là một loại carbohydrate khiến cơ thể dễ bị tăng cân và gặp phải một số tình trạng như táo bón, ăn không tiêu, viêm ruột. Gluten là chất thường có trong bánh mì, các loại mỳ ống, pizza, hay các loại bánh ngọt,…
4. Béo do di truyền
Một loại gen được gọi là FTO được cho là loại gen gây ra chứng thèm ăn, làm tăng nguy cơ bị tiểu đường. Nói tóm lại nếu bố mẹ bị béo phì thì con cái có nguy cơ cao bị béo phì.
5. Béo phì do lười vận động
Một điều hiển nhiên rằng lười vận động sẽ gây nên béo phì, vận động giúp chúng ta đốt cháy lượng mỡ thừa có trong cơ thể, chính vì thế chúng chúng ta hãy vận động nhiều lên nhé.
nguyên nhân béo phì
6. Béo phì do rối loạn chuyển hóa
Những người có vấn đề về tâm lý hay mắc các bệnh về hô hấp sẽ dễ bị rối loạn chuyển hóa. Khi bị rối loạn chuyển hóa lipid cơ thể có xu hướng tích tụ mỡ nhiều.
Biến chứng của bệnh béo phì
Bệnh béo phì có thể gây nên một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:
Bệnh tim và đột quỵ: Béo phì khiến huyết áp tăng cao và mức cholesterol trở nên bất thường, đây là những yếu tố dẫn đến bệnh tim và đột quỵ.
Bệnh tiểu đường type 2: Insulin là chất dùng để kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Béo phì làm tăng khả năng kháng insulin gây ra bệnh tiểu đường.
Các bệnh ung thư: Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung, buồng trứng, vú, túi mật, tuyến tụy, thận và tuyến tiền liệt.
Các vấn đề về tiêu hóa: Béo phì làm chứng ợ nóng phát triển mạnh hơn, bệnh túi mật và các vấn đề về gan.
Chứng ngưng thở khi ngủ: Những người mắc bệnh béo phì có nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ, đây là một chứng rối loạn nghiêm trọng. Khiến cho hơi thở bị đứt đoạn và điều này diễn ra trong khi ngủ.
Chứng thoái hóa khớp: Béo phì làm tăng áp lực lên các khớp chịu trọng lượng, thúc đẩy tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Gây ra chứng viêm khớp.
Điều trị béo phì
Điều trị béo phì để làm giảm các biến chứng, có thể điều trị béo phì bằng các biện pháp sau đây:
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
Giảm lượng calo hấp thụ so với nhu cầu sử dụng, điều này khiến cơ thể cần một nguồn năng lượng từ các mô mỡ, có tác dụng giúp giảm cân.
Hạn chế năng lượng calo mỗi ngày tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng, cơ địa.
Cân bằng khẩu phần carbohydrate, lipid và protein.
Hạn chế chất béo, đường ngọt
Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất từ trái cây, rau củ
Chia nhỏ khẩu phần ăn
Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao
Hoạt động thể chất giúp làm tăng khả năng sử dụng nguồn năng lượng từ các mô mỡ, từ đó giúp giảm cân duy trì nguồn năng lượng lý tưởng. Thời gian tập luyện khoảng từ 1 - 1 tiếng rưỡi, tùy vào loại vận động và cường độ vận động mà điều chỉnh sao cho thích hợp.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là biện pháp hỗ trợ giảm ăn, hỗ trợ tập luyện. Các trường hợp béo phì không nên sử dụng thuốc vì dễ gây ra các tác dụng phụ. Nếu muốn dùng thuốc hỗ trợ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ một cách kỹ lưỡng.
Ngoài ra điều trị bằng thuốc phải theo một liệu trình dài, do đó người bệnh cần phải kiên trì mới đạt được kết quả.
Những biện pháp can thiệp khác
Đặt bóng vào dạ dày.
Phẫu thuật nối shunt hỗng tràng dạ dày.
Khâu nhỏ dạ dày.
Phẫu thuật lấy mỡ ở bụng.