03 Nguyễn Văn Đậu, P5, Q.Phú Nhuận, TPHCM

3 Cách Tăng Sức Đề Kháng Cho Người Cao Tuổi Hiệu Quả Nhất

Khi đến độ tuổi 60, những bộ phận trên cơ thể của con người bắt đầu lão hóa và các chức năng dần suy giảm. Do đó, người lớn tuổi cần phải tăng cường sức đề kháng để có thể cải thiện được những thay đổi trong cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những biện pháp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho người cao tuổi.

Sức Đề Kháng Có Vai Trò Gì Trong Sức Khỏe Của Người Cao Tuổi

Có Thể Bảo Vệ Cơ Thể Khỏi Các Nguyên Nhân Gây Bệnh

 

Khi những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm… muốn xâm nhập vào cơ thể người lớn tuổi, sức đề kháng sẽ có vai trò như một hàng rào bảo vệ, ngăn chặn những nguyên nhân gây bệnh, giúp cơ thể có thể tránh được những nguy cơ mắc bệnh.

Có Thể Ngăn Ngừa Những Bệnh Cũ Tái Lại 

 

Khi mắc bệnh lần đầu, cơ thể sẽ tự sinh ra những kháng thể có thể chống lại những nguyên nhân gây bệnh. Những kháng thể này được sinh ra do miễn dịch và duy trì theo thời gian. Vì thế ở những lần sau, khi gặp phải những nguyên nhân gây bệnh này, cơ thể đã có sẵn những kháng thể để chiến đấu, giúp ngăn những bệnh đó tái phát lại. 

 

Tuy quan trọng như thế nhưng ở người cao tuổi những cơ quan trong cơ thể đã lão hóa dần, dẫn đến việc những chức năng miễn dịch này cũng suy giảm theo. Ngoài ra, một số bệnh mắc  trong khoảng thời gian dài cũng sẽ làm hệ miễn dịch suy yếu. Những nguyên nhân đó sẽ làm cho sức đề kháng ở người cao tuổi suy giảm dần, dễ mắc phải nhiều bệnh hơn. Do vậy, tăng sức đề kháng cho người lớn tuổi là việc quan trọng và cần thiết.

 

Quan Tâm Đến Tinh Thần Của Người Lớn Tuổi

 

Yếu tố tâm lý gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tuổi 60 trở đi. Do vấn đề về tuổi tác, nhiều người cao tuổi thường hay dễ lo âu, khó tính, có cảm giác bị cô đơn buồn bã sau khi đã nghỉ hưu và không có sự chia sẻ, dần có khoảng cách thế hệ với con cháu của mình. Tâm lý chán nản đó có thể khiến nhiều người lớn tuổi không quan tâm đến sức khỏe, chủ quan với những dấu hiệu mà cơ thể đã báo động. Đó là lý do vì sao cần đặc biệt chú ý, quan tâm đến khía cạnh tinh thần của những người lớn tuổi.

 

Nếu là con cháu, bạn cần phải chủ động tạo cho họ cảm giác mình được thấu hiểu, quan tâm. Hãy sắp xếp những chuyến du lịch gia đình thường xuyên hơn, trở về quê thăm nhà để người lớn tuổi cảm nhận được sợi dây yêu thương và gắn kết. Đồng thời khuyến khích ông bà, cha mẹ tích cực tham gia những hoạt động xã hội, thường xuyên gặp gỡ bạn bè.

 

 

Quan Tâm Đến Tinh Thần Của Người Lớn Tuổi

Làm Thế Nào Để Có Thể Tăng Sức Đề Kháng Cho Người Lớn Tuổi? 

Tập Luyện Thể Thao Có Thể Giúp Người Lớn Tuổi Tăng Cường Sức Khỏe

 

Đa phần người lớn tuổi không thường xuyên vận động, cơ thể cũng khó thích nghi với sự thay đổi của môi trường đang sinh sống. Đó là nguyên do khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa họ càng dễ gặp phải nhiều bệnh vặt hơn. Để có thể phòng tránh việc này, các chuyên gia về sức khỏe gợi ý những người lớn tuổi cần thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục khoảng 30 đến 45 phút mỗi ngày. Những bộ môn được đánh giá là thích hợp với người cao tuổi bao gồm: bơi lội, đạp xe chậm, thể dục dưỡng sinh, yoga, khiêu vũ, đi bộ...

 

Việc vận động nhẹ nhàng và tiếp xúc với ánh nắng của mặt trời sẽ giúp họ  tăng cường sự dẻo dai của xương khớp, tăng cường hấp thụ vitamin D, quá trình lão hóa diễn ra chậm hơn, tăng sức đề kháng cho người cao tuổi.

 

Ngoài ra việc tham gia những hoạt động chung với người cao tuổi khác cũng giúp người họ có tâm lý thoải mái hơn, giảm đi áp lực về tuổi tác, có thể chia sẻ với bạn bè và từ đó không còn cảm thấy trầm cảm hay cô đơn.

 

Tập Luyện Thể Thao Có Thể Giúp Người Lớn Tuổi Tăng Cường Sức Khỏe

Thực Hiện Chế Độ Ăn Uống Hợp Lý Có Thể Giúp Người Lớn Tuổi Tăng Cường Sức Khỏe

 

Vì nhịp chuyển hóa cơ thể của người lớn tuổi sẽ ngày càng chậm hơn nên lượng calo được nạp vào cơ thể thông thường sẽ ít hơn so với người trẻ. Đồng thời người cao tuổi thường ít vận động hơn lúc trước nên mỗi ngày sẽ giảm khoảng từ 200 đến 400 calo là đã đáp ứng đủ  với hiện tượng bị chuyển hóa chậm. Trung bình mỗi khẩu phần ăn cho người lớn tuổi chỉ cần bổ sung đủ 1.600 calo trong một ngày.

 

Ngoài ra thì người cao tuổi nên chia bữa ăn nhỏ ra thành nhiều bữa xen kẽ nhau trong một ngày. Trung bình một ngày nên ăn 3 bữa chính xen kẽ với đó là 2 bữa phụ để có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

 

Khẩu phần ăn của người lớn tuổi cần phải có được sự cân đối giữa những nhóm thực phẩm như:

  • Đạm: Cơ thể của người lớn tuổi thường hay bị thiếu hụt đạm bởi khả năng hấp thụ và tiêu hóa không được tốt. Việc này sẽ dẫn đến tình trạng trí nhớ kém, gầy yếu, hệ miễn dịch  suy giảm… Do vậy, cần phải chú ý bổ sung những thực phẩm như cá, trứng, sữa, thịt, lạc, vừng và những sản phẩm làm từ đậu.
  • Chất béo và tinh bột: Vào mỗi bữa ăn chỉ cần bổ sung tinh bột ở mức vừa phải, khoảng 1 đến 2 bát cơm. Đồng thời bổ xung thêm nhiều củ quả, rau xanh để có thể cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể. Nên ưu tiên ăn những món luộc hấp, hạn chế những món sử dụng chất béo từ mỡ động vật. Nên dùng chất béo chưa no như những loại dầu thực vật và bổ sung nhiều Omega-3 cho cơ thể.
  • Khoáng chất và Vitamin: Thường xuyên bổ sung các loại vitamin nhóm B, C, D… cho cơ thể và các khoáng chất cần thiết như canxi, sắt, kẽm… để tăng cường thêm sức đề kháng cho cơ thể.

 

Một trong các vấn đề cần phải lưu ý nữa là những người lớn tuổi không nên ăn no quá hay nhịn đói trong thời gian dài. Đồng thời, giảm bớt lượng muối, đường trong bữa ăn hàng ngày.

 

Bên cạnh đó, nên bổ xung nhiều rau xanh và quả chín ngọt vào mỗi bữa ăn bởi chứng rất tốt cho sức khỏe. Không những có chứa hàm lượng khoáng chất và vitamin dồi dào mà còn giúp ngăn ngừa bị táo bón, hạn chế việc tăng đường huyết. Đồng thời kiểm soát được cân nặng và làm chậm quá trình lão hóa một cách hiệu hiệu quả.

 

Thực Hiện Chế Độ Ăn Uống Hợp Lý Có Thể Giúp Người Lớn Tuổi Tăng Cường Sức Khỏe

Thực Hiện Khám Sức Khỏe Định Kỳ Để Có Thể Tầm Soát Được Sức Khỏe

 

Đối với người lớn tuổi, bác sĩ khuyến khích nên kiểm tra sức khỏe định kỳ tối thiểu 1 đến 2 lần một năm. Vì lý do tuổi tác, trong cơ thể người cao tuổi luôn tiềm ẩn các nguy cơ gây hại đến sức khỏe như: tiểu đường, huyết áp, tim mạch, tai biến hay các bệnh lý xương khớp... do sức đề kháng suy giảm dần, cơ thể bắt đầu lão hóa.

 

Khi bệnh đã phát tác ra bên ngoài nghĩa là bệnh đã đã trở nặng hơn. Cơ thể người già lại lâu hồi phục nên thời gian điều trị cũng phải kéo dài hơn. Việc tầm soát để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp người lớn tuổi hồi phục nhanh hơn và không cảm thấy mệt mỏi, lo lắng vì bệnh tật. Do đó, con cháu cần chú ý đưa người cao tuổi đi xét nghiệm kiểm tra những chỉ tiêu sinh hóa để phát hiện sớm những tình trạng bất thường.

 

Người cao tuổi cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tinh thần thoải mái, thực hiện rèn luyện thể lực phù hợp vừa sức với độ tuổi và sức khỏe của từng người để có tuổi thọ cao hơn. Sự lão hóa tuy không thể chống lại được thời gian nhưng nếu tập thể dục đều đặn thì chẳng những sức khỏe của người cao tuổi sẽ được cải thiện mà còn làm chậm lại quá trình lão hóa.

Đóng